Đặc điểm vật lý 90377_Sedna

Sedna so sánh về kích thước với Eris, Pluto, Makemake, Haumea, Varuna, Orcus, Quaoar, và Trái Đất.

Sedna có độ rọi tuyệt đối là 1.6, và có độ phản xạ từ 0.16 tới 0.30, vì thế có đường kính từ 1200 đến 1600 km. Tại thời điểm phát hiện, Sedna là thiên thể lớn nhất đã được phát hiện sau Sao Diêm Vương. Hiện tại, Sedna được cho là có kích thước lớn thứ 5 trong số những thiên thể ngoài Sao Hải Vương đã được phát hiện, đứng sau Sao Diêm Vương, Eris, MakemakeHaumea. Nhiệt độ của Sedna luôn luôn thấp hơn 33 K.

Những quan sát từ Chile cho thấy Sedna là một trong những thiên thể có màu đỏ đậm nhất trong hệ Mặt trời, gần đỏ bằng Sao Hỏa. Không giống như Sao Diêm Vương và vệ tinh của nó, Charon, Sedna có vẻ rất ít băng methane hay băng nước trên bề mặt; Chad Trujillo và cộng sự tại đài thiên văn Gemini tại Hawaii giả thiết bề mặt đỏ sẫm của Sedna là do các vụn carbon hoặc là tholin, giống như 5145 Pholus. Bề mặt của Sedna đồng nhất về màu sắc và quang phổ, có thể là do Sedna ít bị ảnh hưởng bởi các vụ va chạm khiến cho các lớp sáng hơn lộ ra giống như trong trường hợp của 8405 Asbolus

Quang phổ của Sedna và Triton được đem ra so sánh cho thấy bề mặt của Sedna có thể có thành phần: 24% tholin, 7% carbon vô định hình, 26% băng methanol và 33% methane.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 90377_Sedna http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/articles/A215... http://www.gps.caltech.edu/~mbrown/sedna/ http://www.spitzer.caltech.edu/Media/releases/ssc2... http://adsabs.harvard.edu/abs/2004ApJ...617..645B http://cfa-www.harvard.edu/mpec/K04/K04S73.html http://www.boulder.swri.edu/~hal/CR105.html http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap040604.html http://ssd.jpl.nasa.gov/horizons.cgi?find_body=1&b... http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=Sedna;orb=1;... http://www.nasa.gov/vision/universe/solarsystem/pl...